Mục lục bài viết
Đá tự nhiên ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà dân dụng,… nhằm tăng tính thẩm mỹ và sự sang trọng cho các công trình này. Vậy đá tự nhiên là gì? Được phân loại ra sao? Hãy cùng Trường Nguyên Phát tìm hiểu về đá tự nhiên trong bài viết dưới đây.
Đá tự nhiên là gì?
Đá tự nhiên là một sản phẩm được tạo ra từ tự nhiên, không có bất kỳ sự can thiệp nào từ con người trong quá trình hình thành. Đá tự nhiên đã hình thành từ hàng triệu năm trước, khi Trái Đất chỉ là một quả bóng khí khoáng. Khi nhiệt độ hạ xuống, các khí này đã bị nén lại và cũng cố, từ đó tạo thành bề mặt Trái Đất như chúng ta thấy ngày nay. Cũng trong quá trình này, đá tự nhiên đã được hình thành. Do đó, khi sử dụng đá tự nhiên, con người cũng đang tương tác với năng lượng của đá, từ đó kích thích tạo nên những tác động tích cực đến trí tuệ, sức khỏe và tâm lý.

Đá tự nhiên là gì?
Ưu điểm của đá tự nhiên
Một số loại đá tự nhiên có giá trị rất cao, chúng thường được sử dụng để làm đồ trang sức do vẻ đẹp nổi bật, sang trọng và độ quý hiếm của chúng. Giá trị của đá tự nhiên phụ thuộc vào vẻ đẹp, kích thước và độ hiếm có của từng loại đá.
Xem thêm: Cửa nhựa composite là gì? Đặc điểm và ứng dụng của cửa composite
Bên cạnh đó, một số loại đá tự nhiên khác cũng được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng vì tính bền bỉ, hoa văn, màu sắc đa dạng, tự nhiên và không trùng lặp. Sử dụng đá tự nhiên để lát nền hoặc trang trí giúp đảm bảo khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giảm nguy cơ mối mọt, hư hỏng và gia tăng tuổi thọ cho công trình. Các chuyên gia phong thủy còn cho rằng đá tự nhiên cũng mang lại sự may mắn và sức khỏe cho gia chủ khi sử dụng chúng để trang trí cho không gian nội thất.

Ưu điểm của đá tự nhiên
Các loại đá tự nhiên phổ biến hiện nay
Dưới đây là thông tin về các loại đá tự nhiên ở Việt Nam được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất để các bạn tham khảo.
Đá cẩm thạch (Marble)
Đá cẩm thạch (Marble) là một loại đá trầm tích có thành phần chủ yếu là canxi cacbonat, được hình thành từ quá trình biến đổi nhiệt độ và áp suất kéo dài trên khối đá vôi. Đá cẩm thạch có khả năng chịu nhiệt tốt, độ cứng cao, thường được mài mịn, sáng bóng và khá trơn. Ngoài ra, đá cẩm thạch có ba màu chủ đạo là đen, trắng và xám, thường có những đường vân uốn lượn tạo nên vẻ đẹp độc đáo.
Đá cẩm thạch có rất nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến là Calacatta, Bianco, Nero, Carrara, Marfil, Emperador,… mỗi loại có tông màu và đường vân đặc trưng riêng. Đá cẩm thạch thường được sử dụng để trang trí các chi tiết trong ngôi nhà như cầu thang, vách tường, phòng tắm,… đem lại không gian tinh tế và sang trọng.

Đá cẩm thạch (Marble)
Đá hoa cương (Granite)
Đá hoa cương (Granite) là một trong các loại đá tự nhiên trong xây dựng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại đá này có thành phần chính là thạch anh, feldspar và mica. Quá trình tạo ra đá hoa cương liên quan đến sự tương tác giữa dung nham (magma) và các khoáng chất khác, chúng thường được tìm thấy ở các khu vực có núi lửa. Do tiếp xúc với magma, đá hoa cương có khả năng kháng khuẩn cao hơn so với các loại đá tự nhiên khác. Đá hoa cương có cấu trúc tinh thể, độ cứng cao, khả năng chống xước, chống thấm và chịu nhiệt tốt.
Đá Granite thường được mài nhẵn hoặc bóng để sử dụng trong các dự án xây dựng, từ các khu vực công cộng ngoài trời đến bên trong các công trình dân dụng. Nó được dùng để lát sàn, ốp tường phòng bếp và nhà tắm, mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian.
Đá sa thạch (Sandstone)
Đá sa thạch (Sandstone) là một loại đá trầm tích, được hình thành từ cát và xi măng trong quá trình hình thành trầm tích. Đá sa thạch có màu sắc đa dạng như trắng, đỏ, xám, nâu và nâu vàng và thường có những khe hở tự nhiên nhỏ trên bề mặt.
Đá sa thạch thường được sử dụng để ốp lát khu vực sân vườn hoặc bên ngoài mặt nhà, tạo nên một không gian thân thiện và gần gũi tự nhiên.

Đá sa thạch (Sandstone)
Đá xanh (Bluestone)
Đá xanh (Bluestone) hay còn thường được gọi là đá Bazan, đây là một loại đá tự nhiên được hình thành do sự biến đổi của dung nham. Đá Bluestone có màu tối và kết cấu vô cùng chắc chắn nên thường được sử dụng làm gạch lát sàn trong nhà lẫn ngoài trời.
Đá phiến (Slate)
Đá phiến (Slate) là một loại đá trầm tích hạt mịn với các lớp đá xen kẽ và xếp chồng lên nhau. Đá phiến được hình thành khi trầm tích và đá sa thạch trải qua quá trình biến đổi do tác động của nhiệt độ, áp suất. Đá phiến có đặc tính cứng và khả năng chống chịu thời tiết tốt, chịu đựng sự biến đổi nhiệt độ đột ngột. Bề mặt đá phiến có cấu trúc thô ráp và chống trơn trượt nên chúng thường được sử dụng làm gạch lát sàn, tấm lợp, vật liệu cho lò sưởi, mặt bếp, cũng như trong các khu vực hay tiếp xúc với nước như phòng tắm, hồ bơi và sân vườn.

Đá phiến (Slate)
Đá thạch anh (Quartzite)
Đá thạch anh (Quartzite) là một dòng đá sa thạch đã trải qua quá trình nén và nhiệt, có độ cứng cao, không chứa nhiều tạp chất, ít thấm nước và chống ố hơn so với đá hoa cương. Đá thạch anh có bề mặt lấp lánh nhờ sự hiện diện của các hạt thạch anh bên trong. Chúng thường có các màu sắc như trắng, xám và xám đen. Đá thạch anh thường được sử dụng để lát mặt bàn, mặt bếp, ốp lát tường và nhiều công trình trang trí khác.
Đá mã não (Onyx)
Đá mã não (Onyx) được tìm thấy chủ yếu trong các hang động và không phổ biến như các loại đá khác. Điều đặc biệt về đá mã não là khả năng xuyên sáng, cho phép ánh sáng đi qua, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo. Ngoài ra, đá mã não có màu sắc đa dạng, sống động, nhưng có tính chất xốp, mềm và dễ bị ố. Chúng thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho sàn nhà hoặc các chi tiết trang trí khác.

Đá mã não (Onyx)
Đá vôi (Limestone)
Đá vôi (Limestone) thường có màu nâu, ngà hoặc xám. Chúng có độ cứng từ thấp đến trung bình và kết cấu dày đặc, không có lỗ rỗng, mịn màng. Đá vôi có thể được dùng để lát sàn, ốp cột nhà,…
Xem thêm: Khóa cửa vân tay có thực sự an toàn không? Có nên sử dụng khóa vân tay
Đá Travertine
Đá Travertine là một loại đá tự nhiên thuộc dòng đá vôi với đặc trưng riêng là có các lỗ rỗ hoặc rãnh nhỏ trên bề mặt. Thông thường, các lỗ trống này thường được lấp đầy trước khi mài hoặc đánh bóng. Đá Travertine thường được sử dụng để lát sàn, ốp tường cho các khu vực bên trong nhà.
Cách phân biệt đá tự nhiên với đá nhân tạo
Dựa vào các vết rạn trên bề mặt và vân đá
Đá tự nhiên hình thành trên bề mặt và trong lòng trái đất từ hàng triệu năm trước, do đó, bề mặt đá tự nhiên thường có các đặc điểm không đồng nhất như vết lồi lõm và vân rạn bên trong. Ngoài ra, đá tự nhiên cũng có thể chứa tạp chất từ các khoáng chất bên trong lòng đá.
Khi một phiến đá có sự xuất hiện của vân rạn không đồng đều, không trùng lặp và xuất hiện một cách ngẫu nhiên thì có thể chắc chắn đó là đá tự nhiên (tỷ lệ chính xác đến 80%). Bên cạnh đó, cũng có những viên đá tự nhiên có nhiều vân rạn, nhưng tất cả các vân rạn đó sẽ không trùng lặp với nhau. Còn với đá nhân tạo thì thì các đường vết rạn hay vân đá này sẽ có sự giống nhau.

Cách phân biệt đá tự nhiên với đá nhân tạo
Dựa vào màu sắc đá
Mặt sau của đá tự nhiên thường có màu xám trắng và hiển thị những vân rõ ràng. Ngoài ra, nó còn có thể có những chấm đen tương tự như vân đá ẩn. Trong khi đó, vân đá nhân tạo thường được tạo ra bằng công nghệ ép bột đá, vì vậy các vân đá trên mặt đá nhân tạo sẽ không sắc nét và rõ ràng như đá tự nhiên.
Bài viết trên đây của Trường Nguyên Phát đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “đá tự nhiên là gì?” Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại đá tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay.