Mục lục bài viết
Cửa chống cháy là loại cửa được ưa chuộng sử dụng trong nhiều công trình nhà ở và công nghiệp hiện nay nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn cũng như bảo đảm an toàn cho con người. Trong bài viết này, Trường Nguyên Phát sẽ chia sẻ đến bạn quy trình lắp cửa chống cháy chi tiết nhất hiện nay để bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Quy trình lắp cửa chống cháy
Bên cạnh việc chọn đúng loại cửa chống cháy phù hợp với công trình thì quy trình lắp đặt cửa cũng đóng vai trò rất quan trọng. Việc lắp cửa chống cháy đúng theo tiêu chuẩn sẽ giúp nâng cao hiệu quả chống cháy nổ và cải thiện tính thẩm mỹ của công trình. Dưới đây là quy trình lắp đặt cửa chống cháy chi tiết mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Vận chuyển cửa và các phụ kiện cần thiết đến công trình
Sau khi thực hiện khảo sát và đo lường kích thước tại công trình, cửa chống cháy sẽ được sản xuất. Đến ngày bàn giao đã thỏa thuận với khách hàng, cửa và các phụ kiện sẽ được tập kết lại một chỗ. Sau đó sẽ được vận chuyển đến công trình một cách nhanh nhất.
Trong quá trình vận chuyển, nhà cung cấp phải đảm bảo việc đóng gói cửa được thực hiện một cách kỹ lượng. Các nhân viên vận chuyển cũng cần thực hiện khâu xếp dỡ và khuân vác cửa một cách cẩn thận để tránh trầy xước, hư hỏng cửa.
Do trọng lượng của mỗi cánh cửa thường lớn hơn 50kg nên việc vận chuyển phải được thực hiện bởi một đội ngũ đông người. Khu vực vận chuyển cần phải rộng rãi và không có chướng ngại vật để tránh va chạm gây biến dạng cửa.
>> Xem thêm: Cửa thép chống cháy An Toàn – Trường Nguyên Phát

Quy trình lắp cửa chống cháy
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
Các công cụ không thể thiếu trong quá trình thi công cửa chống cháy gồm có:
- Búa cao su và búa sắt
- Cờ lê, mỏ lết, lục giác và kìm
- Các loại nở nhựa và nở sắt M10, vít
- Máy khoan điện
- Tấm fit đệm tường
- Keo silicon
Bước 3: Kiểm tra sản phẩm
Quá trình kiểm tra này đòi hỏi sự tham gia của cả thợ kỹ thuật và chủ công trình, bao gồm các công việc sau đây:
- Xác minh sản phẩm đang ở trạng thái nguyên đai và nguyên kiện.
- Kiểm tra toàn bộ phụ kiện kèm theo, bao gồm khóa tay gạt, thanh thoát hiểm, nít bịt và tem cửa, đảm bảo chúng có đầy đủ.
- Kiểm tra tình trạng bề mặt sơn, đảm bảo không có hiện tượng bong tróc hay xây xước.
Nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào trong sản phẩm, nhà cung cấp cần phải xử lý hoặc bổ sung ngay lập tức để đảm bảo rằng tiến trình lắp đặt cửa diễn ra đúng theo tiến độ.
Bước 4: Kiểm tra hiện trường và khu vực lắp đặt
Công việc chính trong bước này là thực hiện đo đạc lại kích thước của các ô chờ và khu vực lắp đặt. Mặc dù đã có số liệu đo đạc và khảo sát trước đó nhưng việc đo đạc lại sẽ giúp người thợ kỹ thuật xác định chính xác kích thước của từng khu vực và phân chia chúng phù hợp với cánh cửa cần lắp đặt.
Dưới đây là 3 điểm cần lưu ý trong quá trình đo đạc và phân bổ cửa:
- Nếu khe hở giữa ô chờ và khung dao động trong khoảng từ 0 – 9mm thì tiến hành lắp đặt bình thường.
- Nếu khe hở giữa ô chờ và khung lớn hơn 10 mm thì không nên lắp khung vào ô chờ. Trong trường hợp này, cần phải thêm các tấm đệm fit có độ dày cố định để điều chỉnh kích thước.
- Nếu ô chờ nhỏ hơn so với kích thước của khung cửa thì cần tiến hành đục tường hoặc khoan bê tông để tăng kích thước của ô chờ.

Kiểm tra hiện trường và khu vực lắp đặt
Bước 5: Lắp đặt khung cửa vào tường theo ô chờ
Bước này được thực hiện để đảm bảo rằng khung và tường được thiết lập một cách chính xác, không bị sai lệch.
Sau khi đóng cánh cửa, hãy tiến hành kiểm tra độ song song giữa mép cánh và mép khung đối với cửa chống cháy 1 cánh hoặc độ song song giữa hai mép cánh đối với cửa chống cháy có 2 cánh.
Cụ thể như trong hình minh họa dưới đây, nếu S1 bằng S2 (S1 và S2 là khoảng cách giữa khung và cánh) thì tiến hành bắt vít cố định khung cửa. Ngược lại, nếu S1 khác S2 thì cần điều chỉnh lại khoảng cách để đảm bảo cân đối.

Lắp đặt khung cửa vào tường theo ô chờ
Bước 6: Cố định khung vào tường và lắp bản lề
Sau khi đã kiểm tra và đảm bảo S1 = S2, tiến hành cố định khung bằng cách bắn vít ở các điểm tăng cứng trên khung. Đồng thời, lắp bản lề để cố định cánh cửa lên khung.

Cố định khung vào tường và lắp bản lề
Bước 7: Lắp các phụ kiện kèm theo của cửa chống cháy
Tiến hành lắp đặt các phụ kiện đi kèm với cánh cửa chống cháy như tay co thủy lực, thanh thoát hiểm, mắt thần và khóa.
>> Có thể bạn quan tâm: Cửa Nhựa ABS Hàn Quốc
Bước 8: Hoàn thiện việc lắp đặt khóa cửa
Sau khi đã lắp đặt khóa lên cánh cửa, tiến hành lắp tấm đệm inox lên khung. Cân chỉnh độ cao để cho miệng khóa và lỗ trên tấm inox trùng với nhau.
Tiến hành kéo cánh cửa vào và nếu lưỡi gà chưa khớp hoàn toàn vào lỗ thì tiến hành mài bo R đã cắt trên tấm inox.

Hoàn thiện việc lắp đặt khóa cửa
Bước 9: Hoàn thiện việc lắp đặt cửa và dọn sạch hiện trường
Sau khi hoàn tất việc lắp đặt, thợ kỹ thuật và chủ công trình sẽ thực hiện kiểm tra cửa chống cháy thêm 1 lần nữa. Mục tiêu của việc kiểm tra này là đảm bảo rằng cánh cửa hoạt động một cách mượt mà, không còn khe hở và cánh cửa vẫn nguyên vẹn.
Sau đó, thợ kỹ thuật tiến hành dọn sạch hiện trường để đảm bảo công trình sạch sẽ nhất và thực hiện nghiệm thu công trình.
>> Bài viết liên quan: Cửa Thép Chống Cháy Là Gì? Cấu Tạo – Ưu Điểm Của Cửa Thép Chống Cháy
Bài viết trên đây của Trường Nguyên Phát đã chia sẻ đến bạn quy trình lắp cửa chống cháy chi tiết nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công cửa thép chống cháy.